Hiện nay, rất nhiều các công trình nhà cao tầng, nhà ở, kinh doanh hay sản xuất đều gặp phải các vấn đề như không khí bị bí bách, không trong lành, thiếu nắng, thiếu gió,.. Chính vì vậy, việc thông gió tự nhiên để nâng cấp và đảm bảo chất lượng cuộc sống là cực kỳ cần thiết. Hãy cùng An Việt tìm hiểu về các giải pháp thông gió cho nhà cao tầng, nhà ở, nhà xưởng nào tối ưu nhất.
Các giải pháp thông gió hiện nay
Tất các các giải pháp thông gió thông gió làm mát hiện nay đều ứng dụng 1 trong 2 kiểu sau: thông gió tự nhiên, thông gió công nghiệp (nhân tạo), nhằm mục đích trao đổi luồng không khí bên trong thêm mát mẻ và trong lành hơn. Đối với những hệ thống thông gió nhà xưởng, thông gió công nghiệp thì chuyên về thông gió chung hoặc cục bộ.
Giải pháp thông gió tự nhiên
Đây là kiểu thông gió lấy gió tươi từ bên ngoài vào trong và đẩy hơi nóng bên trong ra ngoài, thông qua các yếu tố như lượng nhiệt thừa, luồng gió tự nhiên giàu O2, …
Nguyên lý hoạt động: khí nóng trong không gian đi lên còn không khí mát mẻ bên ngoài đi vào thay thế nhau. Tuy nhện, việc thiết kế và bố trí giải pháp này đòi hỏi sự am hiểu và tính chuyên môn cũng khá, làm sao để đường đi của gió được điều chỉnh đúng hướng với lượng gió đi ra đi vào hợp lý với từng dạng công trình.
Các giải pháp thông gió tự nhiên thường thấy: Cửa sổ thông gió, giếng trời, quả cầu hút gió trên mái nhà, …
Thông gió công nghiệp (nhận tạo)
Đây là 1 phương pháp thông gió rất cần thiết đói với các công trình có quy mô lớn như nhà xưởng, nhà máy sản xuất, các trung tâm thương mại và tòa nhà lớn, … Việc sử dụng hình thức thông gió tự nhiên có thể không đủ đáp ứng lượng gió cho các không gian như vậy, chính vì thế hệ thống thông gió làm mát công nghiệp sẽ giải quyết cho bạn.
Các biện pháp thông gió nhân tạo:
Thông gió sử dụng quạt hút bằng cách tạo chênh lệch về áp suất giữa bên trong và bên ngoài, quá trình vận hàn quạt công nghiệp sẽ loại bỏ đi hơi nóng và làm giảm nhiệt độ bên trong công trình lắp đặt, không khí lưu thông thuận lợi, giúp loại bỏ không khí nóng bức bên trong, đưa O2 vào để làm mát.
Thông gió sử dụng quạt đẩy khí: Cũng giống như quạt hút, việc dùng quạt đẩy tạo chênh lệch áp suất, và kết hợp thêm quạt gắn tường để lấy đi hơi nóng bên trong ra ngoài, cùng với các cửa sổ thải gió ra ngoài. Đây là giải pháp rất phổ biến đối với các công trình công nghiệp như nhà máy luyện kim, nhà xưởng diện tích vừa, …
Thông gió bằng quạt áp mái: Với các kiểu quạt dạng hình vuông, hình chóp như quạt ly tâm và quạt hướng trục, những chiếc quạt này sẽ loại bỏ hơi nóng ở phần chíp mái, nguyên lý hoạt động là đưa nhiệt dướ mái lên trên và dẫn ra ngoài, có nhiều mức công suất khắc nhau cho giải pháp thông gió này và phù hợp với từng quy mô công trình.
Thông gió làm mát bằng tấm cooling pad: Đây là kiểu làm mát giữa quạt công nghiệp kết hợp với những tấm cooling pad, lắp đặt dạng này rất tiết kiệm chi phí mà hiệu quả lại cao.
Nguyên lý làm mát bằng cách tạo hơi nước tự nhiên, vậy nên các kỹ sư cần bố trí quạt cũng như giàn lạnh cooling pad sao cho đối diện nhau, hỗ trợ vừa hút hơi nóng vừa phun hơi làm mát tạo không gian thông thoáng hơn cho nhà xưởng.
Cách làm mát bằng tấm cooling pad còn được dề cao vì nó loại bỏ bụi bẩn, làm sạch môi trường xung quanh và tạo độ ẩm nhất định để luôn tươi mát.
Những dạng thông gió phổ biến và tiện ích
Thermal force – Thông gió từ áp lực nhiệt
Thông gió từ áp lực nhiệt là dạng thông gió cơ bản và phổ biến mà các công trình nhà ống thường sử dụng hiện nay. Phương pháp này tạo nên sự lưu thông gió vì áp suất của không khí. Giải thích cho dễ hiểu thì chúng ta dựa vào sự chênh lệch mật độ trong không khí của các vùng trong phòng. Những phần tử của khí nóng và khô sẽ nhẹ hơn nên bốc lên cao. Ngược lại phần tử của không khí lạnh và ẩm sẽ nặng hơn nên sẽ chìm xuống dưới. Chỉ cần tạo đúng nơi mở để đón không khí lạnh đồng thời đẩy không khí nóng lên và thoát ra.
Windforce – Thông gió dùng áp lực từ gió
Phương pháp này cũng có hiệu quả tốt và cũng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Thông gió bởi áp lực nhiệt tạo ra tốc độ gió chỉ khoảng 0,3m/s, mức gió thế này thì không đủ để tạo ra sự khác biệt và cảm giác thay đổi về nhiệt. Nhưng với phương pháp tạo ra bởi áp lực gió thì tốc độ gió có thể dao động từ 0,5 – 2m/s.
Nếu cửa hút và cửa thoát gió có kích thước ngang bằng nhau và có vị trí tương đương nhau. Sẽ cho tốc độ thông gió và lưu lượng gió ở mức trung bình. Nếu kích thước của cửa hút nhỏ hơn so với cửa thoát gió. Và vị trí của cửa thoát gió cao hơn cửa hút sẽ giúp cho tốc độ gió và lưu lượng gió tăng lên nhiều hơn.
Khi nào thì nên sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên?
Trong các công trình nhà ở hiện nay, không phải công trình nào cũng có thể áp dụn được giải pháp thông gió tự nhiên mà phải sử dụng giải pháp thông gió cưỡng bức.
Để căn nhà có thể sử dụng thông gió tự nhiên phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế lúc thi công căn nhà của các kỹ sư. Từ đó mới có thể biết được chính xác căn nhà đang xây của bạn đang được áp dụng giải pháp thông gió nào.
Đối với các căn nhà cao tầng, building lớn, các tòa nhà này đều phải sự dụng giải pháp thông gió cưỡng bức, vì không có giải pháp thông gió tự nhiên nào đáp ứng được việc thông gió cho cả tòa nhà được, lúc này cần tới sự trợ giúp của hệ thống thông gió tòa nhà, và sử dụng quạt cho nhà cao tầng, đó chính là các loại quạt công nghiệp hút gió cỡ lớn như: Quạt ly tâm, quạt hướng trục…